Phân biệt giữa phân bón hữu cơ & phân bón vô cơ (hóa học)

1. Phân bón vô cơ là gì?

Phân bón vô cơ còn được gọi là phân hóa học, phân bón khoáng. Thành phần chính chứa từ một hoặc nhiều nguyên tố dinh dưỡng đa, trung, vi lượng cần thiết cho cây trồng dưới dạng muối khoáng. Sử dụng loại phân này cây trồng sẽ hấp thụ được nhanh chóng hơn, bộc phát mạnh mẽ nhưng không duy trì hiệu quả được lâu. 

Ngoài ra chúng còn để lại những tồn dư dưới các dạng muối trong đất, gây ảnh hưởng đáng lo ngại đến môi trường xung quanh như: tiêu diệt các loại vi sinh vật hữu ích cần thiết cho cây trồng, từ đó làm cây trồng dễ mẫn cảm với các loại bệnh; hệ thống rễ cây bị bao vây bởi quá nhiều một loại nguyên tố nào đó mà không thể hấp thụ các nguyên tố cần thiết khác do đó làm cho cây bị yếu đi vì mất cân đối dinh dưỡng và rất dễ bị các loại bệnh tấn công

Hiện nay phân hóa học thường gồm hai loại chính là phân đơn và phân phức hợp. Điểm khác nhau chính là thành phần dinh dưỡng có trong mỗi loại phân. Phân vô cơ thường dùng để bón thúc vì hiệu quả cây hấp thụ cao và nhanh chóng

2. Phân bón hữu cơ là gì?

Là những loại phân bón có chứa các chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng ở dưới dạng những hợp chất hữu cơ, được dùng trong sản xuất nông nghiệp, có nguồn gốc, được hình thành từ phân, chất thải gia súc, gia cầm, tàn dư thân, lá cây, phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp, than bùn hoặc các chất hữu cơ từ chất thải sinh hoạt, nhà bếp, từ các nhà máy sản xuất thủy, hải sản,…khi bón vào đất phân bón hữu cơ giúp cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu, tơi xốp cho đất bằng việc cung cấp, bổ sung các chất mùn, chất hữu cơ, các loại vi sinh vật cho đất đai và cây trồng.

Phân bón hữu cơ được phân thành 2 nhóm chính

  • Phân bón hữu cơ truyền thống như: phân chuồng, phân xanh, phân rác,phân trùn quế,….
  • Phân bón hữu cơ công nghiệp như: phân bón hữu cơ sinh học, phân hữu cơ, phân bón hữu cơ vi sinh, phân bón vi sinh và phân bón hữu cơ khoáng.

 

Tác dụng của phân hữu cơ

Giúp tạo nên sự phì nhiêu của đất canh tác từ đó tạo sự mạnh khỏe và vững bền cho cây trồng để chúng nâng cao khả năng chống chịu sâu bệnh.  Phân hữu cơ có tác dụng làm đất thông thoáng tránh sự tạo váng, tránh sự xói mòn. Cải thiện lý, hóa và sinh học đất, làm đất tơi xốp, thoáng khí, ổn định pH, giữ ẩm cho đất, tăng khả năng chống hạn cho cây trồng…. Tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật hoạt động trong đất, giúp bộ rễ và cây trồng phát triển tốt. Góp phần đẩy mạnh quá trình phân giải các hợp chất vô cơ, hữu cơ thành nguồn dinh dưỡng dễ tiêu N, P, K, trung, vi lượng … để cây trồng hấp thụ qua đó giảm thiểu các tổn thất do bay hơi, rửa trôi gây ra.

Một số sản phẩm phân hữu cơ và tác dụng:
 
  • Sử dụng cho Hoa lan, Hồng, Đào, Mai,… Cây rau màu, Cây công nghiệp và cây ăn trái
  • Phục hồi cây suy yếu, cần cỗi, thời kỳ tạo tán, sau khi ra hoa và thu hoạch trái: 
  • Giúp cây đâm tược, nảy chồi mới, phát triển mạnh bộ lá, thân, cành trong giai đoạn tăng trưởng
  • Sử dụng cho: Rau ăn lá và ăn trái, Cây ăn trái các loại,  Các loại bông hoa và cây kiểng
  • Tăng sinh trưởng, phát triển bộ rễ, cành nhánh, lá và vi sinh vật trong đất
  • Gồm Bột cá, tảo biển giúp cung cấp các chất hữu cơ động vật, amino acid, vitamin và dinh dưỡng thiết yếu cho lúa, rau, cây ăn trái cao cấp
  • Sử dụng cho: Rau các loại, Cây ăn trái, Cây công nghiệp, Các loại hoa và cây cảnh
  • Kích thích bộ rễ phát triển, kháng phèn, khô hạn, ngộ độc hữu cơ, chống bệnh thối cỗ rễ cây con và bệnh chạy dây.
  • Kích thích cây vương chồi, chồi to khoẻ, đủ sức ra bông. Giúp cây kháng một số bệnh vàng lá, chảy mủ cây, sâu đục thân, đục trái, bệnh khô cổ bông, khô cuốn trái.
  • Chống rụng bông, tăng đâu trái, trái lớn, vỏ trái cứng, trái bóng đẹp, tăng độ ngọt và hương vị tự nhiên
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên

Bình luận